Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Cao Bằng

https://banqlkkt.caobang.gov.vn


BÀI THAM LUẬN CỦA BAN QUẢN LÝ CỬA KHẨU TÀ LÙNG MỘT SỐ CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA BAN QUẢN LÝ CỬA KHẨU VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TẠI CỬA KHẨU TÀ LÙNG

           Thực hiện Quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý cửa khẩu và chính quyền địa phương, trong những năm qua công tác phối hợi giữa Ban Quản lý cửa khẩu Tà Lùng và UBND huyện Quảng Hòa luôn được quan tâm thực hiện. Ban đã chủ động phối hợp chặt chẽ và đồng bộ với Huyện trên tất cả các lĩnh vự liên vực như: Công tác GPMB, Quản lý đầu tư, quy hoạch xây dựng, đất đai, môi trường, thương mại, an ninh trật tự và đặc biệt là công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong thời điểm hiện nay.
           Với công tác quản lý đầu tư
Với vai trò tham mưu trong công tác thu hút đầu tư, Ban đã phối hợp UBND huyện lựa chọn các nhà đầu tư tiềm năng đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo quy định, qua đó tham mưu cho Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh xem xét, lựa chọn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu Tà Lùng, trong giai đoạn đã có trên 30 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, đến nay trong khu kinh tế cửa khẩu Tà Lùng đã có 27 Công ty, Doanh nghiệp thực hiện đầu tư với 35 dự án được cấp chứng nhận đầu tư hoặc chủ trương đầu tư với tổng vốn đầu tư 5.615 tỷ đồng và 20 triệu USD. Trong đó 07 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký thực hiện là 399 tỷ đồng và 20 triệu USD, 28 dự án trong nước với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 5.216 tỷ đồng. Trong năm 2019, Khu kinh tế cửa khẩu đã thu hút được Tập đoàn TH Trumilk đến tìm hiểu và đầu tư dự án với quy mô trên 66,7 ha và tổng kinh phí đầu tư trên 4000 tỷ đồng, dự kiến trong giai đoạn đầu quy mô chăn nuôi 10.000 con và sản lượng sữa đạt 40.000 tấn trên năm.
            Với công tác quản lý đất đai, môi trường
         Là thành viên của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư trong công tác GPMB các dự án tại khu kinh tế cửa khẩu, Ban đã chủ động phối hợp với Huyện rà soát, bổ sung danh mục các công trình, dự án có nhu cầu sử dụng đất vào kế hoạch sử dụng, phối hợp kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng đất, lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép, sử dụng không đúng mục đích giữa các doanh nghiệp đầu tư và giữa các doanh nghiệp với dân cư trong khu vực; phối hợp với UBND huyện giải quyết những khó khăn vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc nghiên cứu, tham mưu đề xuất lên các cấp có thẩm quyền nhằm giải quyết những khó khăn vướng mắc trong khu vực Khu kinh tế. Trong giai đoạn Ban đã phối hợp tổ chức giải phóng mặt bằng và bàn giao đất để thực hiện được khá nhiều dự án trong khu kinh tế, nổi bật như dự án Trung tâm văn hóa hữu nghị Tà Lùng, dự án cầu đường bộ 2 Tà Lùng - Thủy Khẩu, dự án Chăn nuôi và chế biến công nghệ cao của tỉnh và nhiều dự án bến bãi, thương mại dịch vụ khác… Để thực hiện đạt được kết quả cao trong trong công tác giải phóng mặt bằng việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, xử lý tranh chấp đất đai liên quan đến quá trình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng luôn được Ban phối hợp thực hiện một cách đồng bộ.
          Trong công tác quản lý môi trường, Ban đã chủ động phối hợp với UBND huyện giải quyết các tranh chấp về môi trường giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu vực, phối hợp thực hiện kiểm tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường đối với các dự án trong khu kinh tế. Trong giai đoạn, Ban đã phối hợp với Huyện thực hiện kiểm tra về công tác môi trường tại các dự án trong khu vực được trên 60 lần.img 20200911 143413 877
Phối hợp với UBND huyện trongviệc khảo sát thực địa để thực hiện dự án
         Với công tác quy hoạch và xây dựng
         Công tác quản lý quy hoạch tại khu kinh tế cửa khẩu được triển khai thực hiện tốt, đến nay đã tổ chức điều chỉnh quy hoạch xây dựng giai đoạn 2012 - 2030, chủ động tham gia đóng góp ý kiến, tham mưu trong công tác quy hoạch xây dựng thị trấn Tà Lùng trở thành đô thị loại IV, định hướng tầm nhìn năm 2040 do UBND huyện làm chủ đầu tư. Việc xử lý vi phạm quy hoạch được quan tâm thực hiện, thường xuyên phối hợp với tổ quản lý quy hoạch kiểm tra các công trình xây dựng của các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình trong Khu kinh tế cửa khẩu có hành vi xây dựng trái phép, vi phạm quy hoạch, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, qua đó kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định. Trong giai đoạn đã phối hợp xử lý trên 150 trường hợp vi phạm về xây dựng không phép.
         Với công tác đối ngoại và hoạt động xuất nhập khẩu
         Xác định công tác đối ngoại là nhiệm vụ then chốt trong các hoạt động thương mại tại Khu kinh tế cửa khẩu, Ban đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng chuyên ngành tại cửa khẩu thường xuyên trao đổi với Chính phủ nhân dân huyện Long Châu, Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Thủy Khẩu để giải quyết các vướng mắc liên quan đến các lĩnh vực 2 bên cùng quan tâm như giao lưu văn hóa, thể thao, du lịch, hội chợ thương mại, công tác xuất nhập khẩu hàng hóa, công tác phòng chống dịch bệnh đặc biệt là trong giai đoạn dịch Covid-19 hiện nay.Trong giai đoạn Ban Quản lý cửa khẩu đã phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng chuyên ngành tại cửa khẩu tổ chức được trên 30 cuộc tọa đàm, 54 cuộc trao đổi và 15 cuộc giao lưu văn hóa, thể thao, du lịch giữa hai Khu kinh tế cửa khẩu cặp cửa khẩu và 2 huyện Long Châu - Trung Quốc, Quảng Hòa - Việt Nam.
img 20200911 112334
                                Phối hợp với UBND huyện trong công tác đối ngoại

         Với công tác phòng chống dịch Covid-19
         Là thành viên của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của huyện Quảng Hòa, Ban Quản lý cửa khẩu đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng chuyên ngành tại cửa khẩu triển khai các biện pháp phòng chống dịch, như: Tổ chức triển khai khác văn bản chỉ đạo của cấp trên cũng như của các ngành về công tác phòng chống dịch bệnh đến toàn thể cán bộ, công chức, người lao động, các lực lượng, tổ chức, cá nhân tham gia xuất nhập khẩu; tổ chức phun khử trùng các phương tiện, trụ sở làm việc, nơi ở và sinh hoạt của cán bộ, công chức và người lao động; thành lập địa điểm kiểm tra khám sàng lọc y tế ngay tại cửa khẩu, chuẩn bị phòng khám cách ly tạm thời cũng như tăng cường thêm cán bộ Kiểm dịch y tế và tổ chức trực 24/24 ngay tại cửa khẩu. Hiện nay, trong khu kinh tế cửa khẩu Tà Lùng vẫn đang duy trì 11 chốt kiểm soát cố định dọc biên giới và 01 chốt kiểm soát lưu động nhằm phòng chống việc xuất nhập cảnh trái phép xảy ra.
         Tuy nhiên, Trong quá trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ vẫn còn gặp phải một số khó khăn, như:
       - Việc phối hợp trong công tác quản lý đô thị có lúc chưa chặt chẽ và xử lý các vi phạm về hành vi xây dựng trái phép đôi khi chưa đồng bộ và chưa quyết liệt.
      - Việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu tái định cư còn nhiều bất cập, một số đường giao thông, đường thoát nước chưa hoàn thiện nên gây ảnh hưởng nhiều đến việc giải phóng mặt bằng và di dân tái định cư trong quá trình tổ chức thực hiện dự án.
       - Nguồn vốn bố trí cho công tác GPMB tạo quỹ đất sạch còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng và thu hút đầu tư.
        Căn cứ vào tình hình thực tế cũng như những khó khăn đang vướng phải, để công tác phối hợp chính quyền địa phương, trong thời gian tới Ban Quản lý cửa khẩu Tà Lùng xác định một số giải pháp khắc phục như sau:
- Một là, tiếp tục tăng cường công tác phối hợp giữa Ban Quản lý, các lực lượng chuyên ngành tại cửa khẩu và chính quyền địa phương trong công tác quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực trong khu kinh tế.
- Hai là, tập trung làm tốt công tác xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, công tác an ninh trật tự, công tác phòng chống dịch bệnh đặc biệt là trong thời điểm dịch Covid hiện nay; tiếp tục kêu gọi, thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu tại khu kinh tế.
- Ba là, đề xuất với Ban quan lý Khu kinh tế tỉnh xem xét tập chung nguồn lực tài chính xây dựng phương án giải phóng mặt bằng các lô đất nằm trong khu kinh tế đã được quy hoạch để tạo ra quỹ đất sạch nhằm thu hút đầu tư.
- Bốn là, tiếp tục phối hợp với UBND huyện tham mưu cho các cấp có thẩm quyền từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, đảm bảo ổn định đời sống nhân, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư hoạt động có hiệu quả qua đó thúc đẩy sự phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương.
 
                                                                           Người viết: Phạm Văn Hoài - Ban Quản lý cửa khẩu Tà Lùng
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây