ĐÓN TIẾP VÀ LÀM VIỆC VỚI ĐOÀN CHUYÊN GIA TƯ VẤN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA KHẨU TẠI CỦA KHẨU TÀ LÙNG
- Thứ tư - 04/09/2019 16:48
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Phát triển kinh tế cửa khẩu bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Cao Bằng đề ra trong thời gian tới. Với quyết tâm tham mưu xây dựng Đề án tổng thể phát triển kinh tế cửa khẩu có tầm nhìn chiến lược dài lâu. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh đã xây dựng kế hoạch làm việc với Đoàn chuyên gia tư vấn tham gia phản biện xây dựng đề án phát triển kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng.
Sáng ngày 19 tháng 8 năm 2019 đoàn chuyên gia tư vấn gồm Tiến Sỹ Lê Xuân Bá - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương; Tiến sỹ Trần Kim Chung - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đã tiến hành khảo sát tại lối mở Nà Lạn xã Đức Long huyện Thạch An và cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng huyện Phục Hòa. Đón tiếp và làm việc với đoàn chuyên gia tư vấn có đồng chí Lý Quốc Khánh - Phó trưởng Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh; đồng chí Phạm Văn Hoài - Trưởng Ban Quản lý cửa khẩu Tà Lùng cùng các chuyên viên Ban Quản lý cửa khẩu Tà Lùng, cán bộ phụ trách lối mở Nà Lạn xã Đức Long.
Làm việc tại trạm kiểm soát Nà Lạn xã Đức Long huyện Thạch An, đồng chí Lý Quốc Khánh - Phó trưởng Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh giới thiệu khái quát về tình hình phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch chung của lối mở Nà Lạn giai đoạn 2007 - 2020, tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa và một số cơ chế chính sách thì điểm tại lối mở Nà Lạn.
Tiếp đó, Đoàn công tác khảo sát và làm việc tại cửa khẩu Tà Lùng để nắm được tình hình phát triển cửa khẩu Tà Lùng, một số công trình cơ sở hạ tầng đã đang và sắp được xây dựng cũng như tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa, thu hút đầu tư, mặt bằng tổng thể của quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu Tà Lùng.
Sau khi thảo luận và nghe ý kiến phản biện của các chuyên gia đối việc phát triển kỉnh tế cửa khẩu Tà Lùng, Lối mở Nà Lạn thấy rằng việc thực hiện Đề án tổng thể phát triển Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng sẽ là tiền đề để Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Cao Bằng tham mưu UBND tỉnh Cao Bằng xây dựng và phát triển kinh tế cửa khẩu trở thành các trung tâm thương mại, dịch vụ và du lịch của địa phương từ đó định hướng khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của từng cửa khẩu trong việc phát triển giao thương với Trung Quốc và thúc đầy phát triển kinh tế tại Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới./.
Sáng ngày 19 tháng 8 năm 2019 đoàn chuyên gia tư vấn gồm Tiến Sỹ Lê Xuân Bá - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương; Tiến sỹ Trần Kim Chung - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đã tiến hành khảo sát tại lối mở Nà Lạn xã Đức Long huyện Thạch An và cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng huyện Phục Hòa. Đón tiếp và làm việc với đoàn chuyên gia tư vấn có đồng chí Lý Quốc Khánh - Phó trưởng Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh; đồng chí Phạm Văn Hoài - Trưởng Ban Quản lý cửa khẩu Tà Lùng cùng các chuyên viên Ban Quản lý cửa khẩu Tà Lùng, cán bộ phụ trách lối mở Nà Lạn xã Đức Long.
Làm việc tại trạm kiểm soát Nà Lạn xã Đức Long huyện Thạch An, đồng chí Lý Quốc Khánh - Phó trưởng Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh giới thiệu khái quát về tình hình phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch chung của lối mở Nà Lạn giai đoạn 2007 - 2020, tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa và một số cơ chế chính sách thì điểm tại lối mở Nà Lạn.
Tiếp đó, Đoàn công tác khảo sát và làm việc tại cửa khẩu Tà Lùng để nắm được tình hình phát triển cửa khẩu Tà Lùng, một số công trình cơ sở hạ tầng đã đang và sắp được xây dựng cũng như tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa, thu hút đầu tư, mặt bằng tổng thể của quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu Tà Lùng.
Sau khi thảo luận và nghe ý kiến phản biện của các chuyên gia đối việc phát triển kỉnh tế cửa khẩu Tà Lùng, Lối mở Nà Lạn thấy rằng việc thực hiện Đề án tổng thể phát triển Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng sẽ là tiền đề để Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Cao Bằng tham mưu UBND tỉnh Cao Bằng xây dựng và phát triển kinh tế cửa khẩu trở thành các trung tâm thương mại, dịch vụ và du lịch của địa phương từ đó định hướng khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của từng cửa khẩu trong việc phát triển giao thương với Trung Quốc và thúc đầy phát triển kinh tế tại Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới./.