Khởi sắc kinh tế cửa khẩu
- Thứ hai - 21/09/2020 10:35
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Phát huy tiểm năng lợi thế có trên 333 km đường biên giới với nhiều cửa khẩu, lối mở thuận lợi cho phát triển kinh tế biên mậu, thời gian qua tỉnh đã huy động nguồn lực, chỉ đạo tháo gỡ 3 điểm nghẽn, nút thắt, phát huy 8 lợi thế để thực hiện 3 đột phá chiến lược về phát triển Du lịch, dịch vụ; Nông nghiệp thông minh; Kinh tế cửa khẩu. Qua đó, thương mại biên giới từng bước trở thành động lực phát triển KT – XH địa phương.
Chúng tôi đến Cửa khẩu Trà Lĩnh chứng kiến Khu KTCK tại đây đang phát triển bền vững. Cơ sở hạ tầng Khu KTCK Trà Lĩnh đang được đầu tư đồng bộ, hiện đại mang dáng dấp cửa khẩu quốc tế. Thời gian qua, ngân sách Nhà nước đã đầu tư khoảng 600 tỷ đồng thực hiện xây dựng Trạm Kiểm soát Liên hợp, hệ thống đường giao thông chính và hạ tầng thiết yếu khác trong Khu KTCK Trà Lĩnh; mở rộng đường vào Lối mở Nà Đoỏng, nhà làm việc của các lực lượng chức năng và các hạng mục phụ trợ tại Lối mở Nà Đoỏng, Khu tái định cư Nà Đoỏng… Hiện nay, tại Khu KTCK Trà Lĩnh đã thu hút 17 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 8.000 tỷ đồng xây dựng Kho ngoại quan, bãi tập kết hàng hóa, kho đông lạnh… Một số dự án đã đi vào hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho giao nhận, lưu giữ hàng hóa, tạo việc làm cho khoảng 1.000 lao động theo mùa vụ với thu nhập khoảng 6 – 7 triệu đồng/người/tháng. Giai đoạn 2015 – 2020, tổng kim ngạch XNK tại Khu KTCK Trà Lĩnh đạt 136 triệu USD, kim ngạch tạm nhập tái xuất 446 triệu USD, thu thuế xuất nhập khẩu 256 tỷ đồng; thu phí sử dụng hạ tầng cửa khẩu 128 tỷ đồng.
Ông Từ Ngọc Anh, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Quốc tế Quang Anh, nhà đầu tư đang thực hiện đầu tư Kho, bến bãi tập kết hàng hóa tại Lối mở Nà Đoỏng, Khu KTCK Trà Lĩnh cho biết: Qua hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh, năm 2013, doanh nghiệp đã được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư/Quyết định đầu tư vào Khu KTCK Trà Lĩnh. Sau đó, được Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tạo điều kiện triển khai các thủ tục đầu tư theo quy định, giải phóng mặt bằng, năm 2015 bắt đầu khởi công các hạng mục dự án, cuối năm 2016 hoàn thành đi vào hoạt động đến nay. Hiện Công ty đã đầu tư hơn 100 tỷ đồng xây dựng 2 kho lạnh, 2 kho nóng (diện tích 2.100 m2/kho, năng lực 30 container/kho) và khoảng 60.000 m2 sân bãi tập kết hàng hóa tại Lối mở Nà Đoỏng. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, cao điểm bãi tập kết hàng hóa của doanh nghiệp đã cùng lúc giải quyết thông quan hơn 100 container/ngày.
Khu KTCK tỉnh Cao Bằng được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập tháng 3/2014 có diện tích 30.130 ha nằm trên địa bàn 5 huyện biên giới bao gồm hệ thống các cửa khẩu, lối mở biên giới với 2 cửa khẩu Quốc tế, 2 cửa khẩu Quốc gia, 2 cửa khẩu phụ và nhiều lối mở, cặp chợ biên giới trên 265km/333km tuyến biên giới của tỉnh. Khu KTCK Cao Bằng là 1 trong 9 Khu KTCK trọng điểm trong cả nước. Công tác đầu tư kết cấu hạ tầng được quan tâm nhằm thu hút các nhà đầu tư vào Khu KTCK, KCN. Giai đoạn 2010 – 2020, Ngân sách nhà nước bố trí 859,406 tỷ đồng thực hiện 31 công trình, dự án phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó có 21 dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, 10 dự án đang triển khai thực hiện. Các dự án Quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch chi tiết các xã, thị trấn biên giới nơi có cửa khẩu, lối mở được triển khai thực hiện hoàn thành góp phần thu hút đầu tư và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Hệ thống hạ tầng tại khu vực các cửa khẩu, lối mở được đầu tư hoàn thiện, đảm bảo nhu cầu cho người dân và các dự án sản xuất, kinh doanh trong Khu KTCK.
Đến nay, trên địa bàn Khu KTCK, KCN có 76 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó: 67 dự án đầu tư trong nước đăng ký đầu tư khoảng 14.543 tỷ đồng và 9 dự án đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư 36,8 triệu USD. Trong đó có 02 dự án Trung tâm Logistics, Khu trung chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu Trà Lĩnh đăng ký đầu tư trên 6 nghìn tỷ đồng; Dự án Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao tại khu vực cửa khẩu Tà Lùng đăng ký đầu tư 4.300 tỷ đồng. Có 41 dự án của 26 doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký đầu tư trên 8,9 nghìn tỷ đồng kinh doanh hạ tầng bến bãi, trung tâm Logistics, khu trung chuyển hàng hoá. Đã có 22 dự án đi vào hoạt động ổn định, phát huy được hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hoạt động thương mại dịch vụ, tạo sự sôi động trong hoạt động KKTCK, tăng thu ngân sách nhà nước.
Công tác quản lý nhà nước tại cửa khẩu, lối mở đi vào nề nếp; hoạt động xuất nhập khẩu, thu ngân sách từ các hoạt động tại cửa khẩu không ngừng tăng lên, đời sống nhân dân khu vực các cửa khẩu, lối mở được nâng cao, có việc làm và thu nhập ổn định. Giai đoạn 2010-2020, Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 16,3 tỷ USD, bình quân tăng 25,5%/năm. Tổng thu ngân sách trên 3,8 nghìn tỷ đồng, bình quân tăng 9,3%/năm, góp cho tổng dự toán thu ngân sách trên địa bàn tỉnh khoảng 30-35%/năm. Trong đó: Thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu 1,68 nghìn tỷ đồng; Thu thuế xuất nhập khẩu và các khoản thu khác 2,2 nghìn tỷ đồng.
10 năm xây dựng và phát triển, Khu KTCK Cao Bằng dần trở thành vùng động lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đặc biệt là dân cư khu vực biên giới. Cơ sở hạ tầng được đầu tư làm thay đổi bộ mặt các đô thị biên giới. Trưởng Ban quản lý Khu Kinh tế tỉnh Nguyễn Kiên Cường cho biết: Thời gian tới, Ban tập trung tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng Đồ án quy hoạch chung Khu KTCK tỉnh Cao Bằng đến năm 2040. Huy động nguồn lực tập trung đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng cửa khẩu, đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư, hướng tới xây dựng Khu KTCK tỉnh thành trung tâm logictis vùng Đông Bắc, kết nối hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam – Trung Quốc, đầu mối quan trọng của tuyến hành lang kinh tế từ các tỉnh Tây, Tây Nam (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng – đi các nước ASEAN và Quốc tế.
Tác giả bài viết: Ngọc Minh
Chúng tôi đến Cửa khẩu Trà Lĩnh chứng kiến Khu KTCK tại đây đang phát triển bền vững. Cơ sở hạ tầng Khu KTCK Trà Lĩnh đang được đầu tư đồng bộ, hiện đại mang dáng dấp cửa khẩu quốc tế. Thời gian qua, ngân sách Nhà nước đã đầu tư khoảng 600 tỷ đồng thực hiện xây dựng Trạm Kiểm soát Liên hợp, hệ thống đường giao thông chính và hạ tầng thiết yếu khác trong Khu KTCK Trà Lĩnh; mở rộng đường vào Lối mở Nà Đoỏng, nhà làm việc của các lực lượng chức năng và các hạng mục phụ trợ tại Lối mở Nà Đoỏng, Khu tái định cư Nà Đoỏng… Hiện nay, tại Khu KTCK Trà Lĩnh đã thu hút 17 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 8.000 tỷ đồng xây dựng Kho ngoại quan, bãi tập kết hàng hóa, kho đông lạnh… Một số dự án đã đi vào hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho giao nhận, lưu giữ hàng hóa, tạo việc làm cho khoảng 1.000 lao động theo mùa vụ với thu nhập khoảng 6 – 7 triệu đồng/người/tháng. Giai đoạn 2015 – 2020, tổng kim ngạch XNK tại Khu KTCK Trà Lĩnh đạt 136 triệu USD, kim ngạch tạm nhập tái xuất 446 triệu USD, thu thuế xuất nhập khẩu 256 tỷ đồng; thu phí sử dụng hạ tầng cửa khẩu 128 tỷ đồng.
Ông Từ Ngọc Anh, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Quốc tế Quang Anh, nhà đầu tư đang thực hiện đầu tư Kho, bến bãi tập kết hàng hóa tại Lối mở Nà Đoỏng, Khu KTCK Trà Lĩnh cho biết: Qua hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh, năm 2013, doanh nghiệp đã được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư/Quyết định đầu tư vào Khu KTCK Trà Lĩnh. Sau đó, được Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tạo điều kiện triển khai các thủ tục đầu tư theo quy định, giải phóng mặt bằng, năm 2015 bắt đầu khởi công các hạng mục dự án, cuối năm 2016 hoàn thành đi vào hoạt động đến nay. Hiện Công ty đã đầu tư hơn 100 tỷ đồng xây dựng 2 kho lạnh, 2 kho nóng (diện tích 2.100 m2/kho, năng lực 30 container/kho) và khoảng 60.000 m2 sân bãi tập kết hàng hóa tại Lối mở Nà Đoỏng. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, cao điểm bãi tập kết hàng hóa của doanh nghiệp đã cùng lúc giải quyết thông quan hơn 100 container/ngày.
Khu KTCK tỉnh Cao Bằng được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập tháng 3/2014 có diện tích 30.130 ha nằm trên địa bàn 5 huyện biên giới bao gồm hệ thống các cửa khẩu, lối mở biên giới với 2 cửa khẩu Quốc tế, 2 cửa khẩu Quốc gia, 2 cửa khẩu phụ và nhiều lối mở, cặp chợ biên giới trên 265km/333km tuyến biên giới của tỉnh. Khu KTCK Cao Bằng là 1 trong 9 Khu KTCK trọng điểm trong cả nước. Công tác đầu tư kết cấu hạ tầng được quan tâm nhằm thu hút các nhà đầu tư vào Khu KTCK, KCN. Giai đoạn 2010 – 2020, Ngân sách nhà nước bố trí 859,406 tỷ đồng thực hiện 31 công trình, dự án phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó có 21 dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, 10 dự án đang triển khai thực hiện. Các dự án Quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch chi tiết các xã, thị trấn biên giới nơi có cửa khẩu, lối mở được triển khai thực hiện hoàn thành góp phần thu hút đầu tư và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Hệ thống hạ tầng tại khu vực các cửa khẩu, lối mở được đầu tư hoàn thiện, đảm bảo nhu cầu cho người dân và các dự án sản xuất, kinh doanh trong Khu KTCK.
Đến nay, trên địa bàn Khu KTCK, KCN có 76 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó: 67 dự án đầu tư trong nước đăng ký đầu tư khoảng 14.543 tỷ đồng và 9 dự án đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư 36,8 triệu USD. Trong đó có 02 dự án Trung tâm Logistics, Khu trung chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu Trà Lĩnh đăng ký đầu tư trên 6 nghìn tỷ đồng; Dự án Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao tại khu vực cửa khẩu Tà Lùng đăng ký đầu tư 4.300 tỷ đồng. Có 41 dự án của 26 doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký đầu tư trên 8,9 nghìn tỷ đồng kinh doanh hạ tầng bến bãi, trung tâm Logistics, khu trung chuyển hàng hoá. Đã có 22 dự án đi vào hoạt động ổn định, phát huy được hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hoạt động thương mại dịch vụ, tạo sự sôi động trong hoạt động KKTCK, tăng thu ngân sách nhà nước.
Công tác quản lý nhà nước tại cửa khẩu, lối mở đi vào nề nếp; hoạt động xuất nhập khẩu, thu ngân sách từ các hoạt động tại cửa khẩu không ngừng tăng lên, đời sống nhân dân khu vực các cửa khẩu, lối mở được nâng cao, có việc làm và thu nhập ổn định. Giai đoạn 2010-2020, Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 16,3 tỷ USD, bình quân tăng 25,5%/năm. Tổng thu ngân sách trên 3,8 nghìn tỷ đồng, bình quân tăng 9,3%/năm, góp cho tổng dự toán thu ngân sách trên địa bàn tỉnh khoảng 30-35%/năm. Trong đó: Thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu 1,68 nghìn tỷ đồng; Thu thuế xuất nhập khẩu và các khoản thu khác 2,2 nghìn tỷ đồng.
10 năm xây dựng và phát triển, Khu KTCK Cao Bằng dần trở thành vùng động lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đặc biệt là dân cư khu vực biên giới. Cơ sở hạ tầng được đầu tư làm thay đổi bộ mặt các đô thị biên giới. Trưởng Ban quản lý Khu Kinh tế tỉnh Nguyễn Kiên Cường cho biết: Thời gian tới, Ban tập trung tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng Đồ án quy hoạch chung Khu KTCK tỉnh Cao Bằng đến năm 2040. Huy động nguồn lực tập trung đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng cửa khẩu, đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư, hướng tới xây dựng Khu KTCK tỉnh thành trung tâm logictis vùng Đông Bắc, kết nối hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam – Trung Quốc, đầu mối quan trọng của tuyến hành lang kinh tế từ các tỉnh Tây, Tây Nam (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng – đi các nước ASEAN và Quốc tế.
Xuất khẩu hàng hóa qua Lối mở Nà Đoỏng, Khu KTCK
Tác giả bài viết: Ngọc Minh