Lớp nghiên cứu thảo luận về xây dựng và quản lý khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt – Trung
- Thứ tư - 16/08/2017 00:42
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Theo thư mời của Sở Thương mại Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung quốc với chủ đề “ Nghiên cứu thảo luận về xây dựng và quản lý Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt – Trung lần thứ nhất”. Đoàn đại biểu Việt Nam đến từ: Bộ Công Thương, Viện Nghiên cứu Trung Quốc – Viện Khoa học xã hội Việt Nam và các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Quảng Ninh đã cử đại diện sang tham dự lớp tập huấn từ ngày 6-12/8/2015. Đoàn đại biểu Cao Bằng tham dự gồm 6 đồng chí, do đ/c Lôi Núng – Phó Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế làm Trưởng đoàn.
Về phía Trung Quốc có các khách mời và giảng viên đến từ: Bộ Thương mại, Sở Thương mại, Viện khoa học xã hội Trung Quốc, Đại học dân tộc Quảng Tây.
Trong thời gian tập huấn các học viên đã lần lượt được học tập các chuyên đề: Hội nhập kinh tế thế giới và hiện trạng, xu thế phát triển hợp tác qua biên giới quốc tế; Tình hình xây dựng Khu mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN và xây dựng phiên bản nâng cấp Khu mậu dịch tự do; Thành tựu và kinh nghiệm của Trung Quốc về hợp tác mở cửa đối ngoại và hợp tác khu vực “ một vành đai một con đường”; Biện pháp tiện lợi hóa thông quan của các cơ quan kiểm tra liên ngành cửa khẩu như Hải Quan, Kiểm nghiệm kiểm dịch, biên phòng của Trung Quốc; Làm thế nào để nhanh chóng thúc đẩy xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt – Trung; Tình hình xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới của Trung Quốc.
Trong những buổi thảo luận luôn có sự giao lưu trao đổi giữa giảng viên và các học viên, với mong muốn cùng nhau trao đổi những kiến thức góp phần xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới để thúc đẩy nền kinh tế, ổn định xã hội vùng biên giới, tăng cường quan hệ hữu nghị.
Cùng với việc học lý thuyết trên lớp, các học viên còn được đi khảo sát thực địa học tập tại Khu ngành nghề Trung Mã Khâm Châu, thành phố Khâm Châu và khảo sát tại Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc. Các khu hợp tác kinh tế này có các khu chức năng như: Khu làm việc cửa khẩu, khu gia công nguyên liệu xuất nhập khẩu, khu tài chính kinh doanh, khu vận chuyển giao nhận, khu thương mại dịch vụ..v..v..Qua chuyến khảo sát thực tế các học viên đã được tham quan mô hình cũng như phương thức hoạt động và học hỏi được những cơ chế chính sách tại đó, từ đó tích lũy kinh nghiệm, xây dựng và phát triển tốt hơn những khu hợp tác qua biên giới sắp tới sẽ được triển khai.
Thông qua đợt tập huấn lần này các học viên nắm được Khu hợp tác kinh tế qua biên giới giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Đồng thời nâng cao nhận thức về chủ trương xây dựng Khu hợp tác qua biên giới của Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc. Việc đẩy mạnh Khu hợp tác kinh tế qua biên giới sẽ biến các khu vực vực miền núi thành các trung tâm kinh tế, thương mại và dịch vụ quan trọng. Dự án xây dựng các Khu hợp tác kinh tế qua biên giới sẽ góp phần biến đổi các hành lang giao thông thành các hành lang kinh tế năng động, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa, người và phương tiện. Từ đó xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh có tính cạnh tranh, đồng thời đạt được những kết quả tốt hơn nữa trong thương mại kinh tế song phương.
Kết thúc đợt tập huấn lần này các học viên được trao giấy chứng nhận và tặng quà lưu niệm./.
Trong thời gian tập huấn các học viên đã lần lượt được học tập các chuyên đề: Hội nhập kinh tế thế giới và hiện trạng, xu thế phát triển hợp tác qua biên giới quốc tế; Tình hình xây dựng Khu mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN và xây dựng phiên bản nâng cấp Khu mậu dịch tự do; Thành tựu và kinh nghiệm của Trung Quốc về hợp tác mở cửa đối ngoại và hợp tác khu vực “ một vành đai một con đường”; Biện pháp tiện lợi hóa thông quan của các cơ quan kiểm tra liên ngành cửa khẩu như Hải Quan, Kiểm nghiệm kiểm dịch, biên phòng của Trung Quốc; Làm thế nào để nhanh chóng thúc đẩy xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt – Trung; Tình hình xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới của Trung Quốc.
Trong những buổi thảo luận luôn có sự giao lưu trao đổi giữa giảng viên và các học viên, với mong muốn cùng nhau trao đổi những kiến thức góp phần xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới để thúc đẩy nền kinh tế, ổn định xã hội vùng biên giới, tăng cường quan hệ hữu nghị.
Cùng với việc học lý thuyết trên lớp, các học viên còn được đi khảo sát thực địa học tập tại Khu ngành nghề Trung Mã Khâm Châu, thành phố Khâm Châu và khảo sát tại Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc. Các khu hợp tác kinh tế này có các khu chức năng như: Khu làm việc cửa khẩu, khu gia công nguyên liệu xuất nhập khẩu, khu tài chính kinh doanh, khu vận chuyển giao nhận, khu thương mại dịch vụ..v..v..Qua chuyến khảo sát thực tế các học viên đã được tham quan mô hình cũng như phương thức hoạt động và học hỏi được những cơ chế chính sách tại đó, từ đó tích lũy kinh nghiệm, xây dựng và phát triển tốt hơn những khu hợp tác qua biên giới sắp tới sẽ được triển khai.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://banqlkkt.caobang.gov.vn là vi phạm bản quyền