Hội nghị tổng kết công tác năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015
- Thứ tư - 16/08/2017 10:45
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sáng ngày 16 tháng 01 năm 2015, Ban quản lý khu kinh tế tỉnh đã tiến hành tổng kết công tác năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015.
Đến dự Hội nghị có đồng chí Đàm Văn Eng, ủy viên thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, đại diện lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và đại diện lãnh đạo các Sở, Ban, ngành liên quan; các huyện có biên giới; các đơn vị trực thuộc; phóng viên cơ quan Báo, Đài cùng toàn thể cán bộ, công chức thuộc khối Văn phòng Ban.
Hội nghị đã tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2014 và đưa ra các giải pháp thực hiện hiệu quả nhiệm vụ công tác năm 2015.
Mặc dù còn nhiều khó khăn tuy nhiên được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp của các ngành, các cấp cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, trong năm 2014, Ban đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Công tác quản lý, điều hành chung luôn được chú trọng, công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động thương mại, công tác an ninh trật tự, công tác kiểm dịch, vệ sinh khu vực cửa khẩu,… được duy trì thường xuyên. Mối quan hệ giao lưu hợp tác kinh tế với nước bạn Trung Quốc ngày càng được củng cố và tăng cường. Các Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu tiếp tục trao đổi thường xuyên với các ban, ngành, chính quyền các địa phương nước bạn để cùng bàn bạc, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thúc đẩy phát triển các cặp cửa khẩu, lối mở, điểm thông quan.
Cùng với một số nhiệm vụ trọng tâm khác, công tác quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu và thu ngân sách, thu phí phương tiện qua địa bàn cửa khẩu luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Các đơn vị chức năng thực hiện nhiệm vụ quản lý tại các khu kinh tế cửa khẩu luôn phối hợp tốt với nhau, tạo mọi điều kiện thông thoáng, thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia các hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn. Từ đó đã thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh, đầu tư tại các khu kinh tế cửa khẩu.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu (chính ngạch) đạt 418.951.486,15 USD. Trong đó cửa khẩu Tà Lùng đạt hơn 328 triệu USD, cửa khẩu Trà Lĩnh đạt hơn 69 triệu USD, cửa khẩu Sóc Giang đạt hơn 91 nghìn USD, cửa khẩu Lý Vạn đạt hơn 18 triệu USD, cửa khẩu Pò Peo đạt gần 3 triệu USD.
Tổng kim ngạch tạm nhập, tái xuất qua địa bàn tỉnh đạt 805,4 triệu USD (trong đó thí điểm tại Lối mở Nà Lạn, Đức Long đạt 141.372.232 USD). Tổng số thu ngân sách đạt 172 tỷ đồng. Trong đó, cửa khẩu Tà Lùng đạt hơn 62,46 tỷ đồng, Cửa khẩu Trà Lĩnh đạt hơn 53,219 tỷ đồng, cửa khẩu Sóc Giang đạt hơn 26 triệu đồng, cửa khẩu Lý Vạn đạt hơn35 tỷ đồng, cửa khẩu Pò Peo đạt gần 6 tỷ đồng.
Tổng thu phí phương tiện ra vào cửa khẩu trong năm 2014 đạt hơn 143,690 tỷ VNĐ, tăng 103 % so với kế hoạch giao đầu năm và đạt 84,7% so với kế hoạch tăng thu. Trong đó cửa khẩu Tà Lùng đạt hơn 60,418 tỷ đồng giảm 62,9% so với cùng kỳ năm 2013; Cửa khẩu Trà Lĩnh đạt hơn 35,835 tỷ đồng tăng 11% so với cùng kỳ năm 2013; Cửa khẩu Sóc Giang thu đạt hơn 7,5 tỷ đồng tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2013; Cửa khẩu Lý Vạn đạt 5,219 tỷ đồng, tăng 239,2% so với cùng kỳ năm 2013; Cửa khẩu Pò Peo đạt 9 tỷ VNĐ; Lối mở Nà Lạn, Đức Long thu được 25,634 tỷ đồng, tăng 2.994% so với cùng kỳ năm 2013.
Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại, dịch vụ ở các cửa khẩu đã từng bước được đầu tư xây dựng. Nhìn chung trong năm 2014 hoạt động thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa tại Khu kinh tế cửa khẩu có nhiều biến động so với cùng kỳ năm trước. Trên địa bàn Khu kinh tế cửa khẩu có 09 cặp chợ biên giới: các chợ biên giới phía Việt Nam, cơ sở hạ tầng chưa được đồng bộ như hạ tầng về giao thông, điện, nước; Hoạt động buôn bán chưa có sự lan tỏa đến các vùng lân cận, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu chủ yếu vẫn là các chợ tạm. Một số chợ đã được đầu tư xây dựng như chợ cửa khẩu Tà Lùng, Đức Long tuy nhiên hoạt động không hiệu quả một phần là do thói quen, thị hiếu của người dân trong khu vực và do cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, hoạt động buôn bán nhỏ lẻ nên chưa thu hút được các thương nhân kinh doanh, buôn bán lâu dài trong chợ.
Hoạt động kho, bãi dần đi vào nề nếp, tính đến hết năm 2014 trong địa bàn Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng có 22 dự án đầu tư kho, bãi phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong đó có 13 kho, bãi đã được UBND tỉnh công nhận tạm thời kho bãi phục vụ hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất; 01 kho, bãi được công nhận chính thức cho phép kinh doanh phục vụ hoạt động tạm nhập tái xuất.
Từ những thực tế hoạt động thương mại trong khu kinh tế cửa khẩu đã thúc đẩy phát triển các hoạt động dịch vụ, phục vụ. Để đáp ứng được phần nào nhu cầu hoạt động kinh doanh, thương mại, xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu. Ban quản lý khu kinh tế đã chú trọng công tác quản lý và khai thác dịch vụ. Thực hiện tốt công tác vệ sinh, môi trường, việc quản lý thu phí dịch vụ tại các cửa khẩu, lối mở, triển khai lắp đặt mới và duy trì tốt công tác quản lý, vận hành, cung cấp nước sinh hoạt cho các tổ chức và cá nhân tại Cửa khẩu Tà Lùng, cửa khẩu Đức Long. Cụ thể trong năm 2014 đã khảo sát và ký hợp đồng lắp đặt nhu cầu cung cấp nước sinh hoạt tại cửa khẩu Tà Lùng, Lối mở Nà Lạn Đức Long được 42 đơn vị và hộ gia đình; Thay thế và sửa chữa được 72 hộ; tổng số giờ vận hành tại 02 nhà máy nước là 3613 giờ. Tổng số thu dịch vụ trong năm 2014 đạt 2,876 tỷ đồng đạt 95,8% kế hoạch, tăng 17,3% so với năm 2013.
Công tác đầu tư xây dựng cơ bản và công tác quản lý quy hoạch luôn được thực hiện thường xuyên, các dự án triển khai đầu tư xây dựng trên địa bàn Khu kinh tế, khu công nghiệp được quản lý theo đúng quy hoạch. Trong năm 2014, Ban đã cấp mới 06 Giấy chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu, điều chỉnh 04 Giấy chứng nhận đầu tư, tham mưu cho cấp có thẩm quyền thu hồi 05 dự án, nâng tổng số dự án đã và đang đầu tư vào Khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh là 49 dự án, trong đó 08 dự án đầu tư nước ngoài có vốn đăng ký là 30,8 triệu USD; 41 dự án đầu tư trong nước có vốn là 3.123 tỷ đồng. Trong đó đã có 16 dự án đầu tư đi vào hoạt động, bước đầu có hiệu quả, tạo việc làm cho hơn 200 lao động tại địa phương, 12 lao động nước ngoài. Hội nghị cũng đã nghe những ý kiến đóng góp của đại diện lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành, các đơn vị trực thuộc đối với bản Báo cáo dự thảo, đồng thời nêu ra những khó khăn, vướng mắc, chỉ ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp để tiếp tục thực hiện hiệu quả nhiệm vụ công tác năm 2015. Đặc biệt Hội nghị cũng được nghe những ý kiến đóng góp quý báu, sự chỉ đạo sâu sát của đồng chỉ Đàm Văn Eng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Nhân dịp này, Lãnh đạo Ban cũng đã công bố và trao Quyết định khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân trong cơ quan đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn năm 2014.
Để tạo động lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao năm 2015, tại Hội nghị, đồng chí Lê Thành Chung - Trưởng ban đã phát động thi đua năm 2015 tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động với chủ đề “Đảng bộ, Chính quyền và các đoàn thể thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Cao Bằng đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, năng động, sáng tạo thi đua thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch được giao năm 2015”.
Hội nghị đã tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2014 và đưa ra các giải pháp thực hiện hiệu quả nhiệm vụ công tác năm 2015.
Mặc dù còn nhiều khó khăn tuy nhiên được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp của các ngành, các cấp cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, trong năm 2014, Ban đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Công tác quản lý, điều hành chung luôn được chú trọng, công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động thương mại, công tác an ninh trật tự, công tác kiểm dịch, vệ sinh khu vực cửa khẩu,… được duy trì thường xuyên. Mối quan hệ giao lưu hợp tác kinh tế với nước bạn Trung Quốc ngày càng được củng cố và tăng cường. Các Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu tiếp tục trao đổi thường xuyên với các ban, ngành, chính quyền các địa phương nước bạn để cùng bàn bạc, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thúc đẩy phát triển các cặp cửa khẩu, lối mở, điểm thông quan.
Cùng với một số nhiệm vụ trọng tâm khác, công tác quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu và thu ngân sách, thu phí phương tiện qua địa bàn cửa khẩu luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Các đơn vị chức năng thực hiện nhiệm vụ quản lý tại các khu kinh tế cửa khẩu luôn phối hợp tốt với nhau, tạo mọi điều kiện thông thoáng, thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia các hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn. Từ đó đã thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh, đầu tư tại các khu kinh tế cửa khẩu.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu (chính ngạch) đạt 418.951.486,15 USD. Trong đó cửa khẩu Tà Lùng đạt hơn 328 triệu USD, cửa khẩu Trà Lĩnh đạt hơn 69 triệu USD, cửa khẩu Sóc Giang đạt hơn 91 nghìn USD, cửa khẩu Lý Vạn đạt hơn 18 triệu USD, cửa khẩu Pò Peo đạt gần 3 triệu USD.
Tổng kim ngạch tạm nhập, tái xuất qua địa bàn tỉnh đạt 805,4 triệu USD (trong đó thí điểm tại Lối mở Nà Lạn, Đức Long đạt 141.372.232 USD). Tổng số thu ngân sách đạt 172 tỷ đồng. Trong đó, cửa khẩu Tà Lùng đạt hơn 62,46 tỷ đồng, Cửa khẩu Trà Lĩnh đạt hơn 53,219 tỷ đồng, cửa khẩu Sóc Giang đạt hơn 26 triệu đồng, cửa khẩu Lý Vạn đạt hơn35 tỷ đồng, cửa khẩu Pò Peo đạt gần 6 tỷ đồng.
Tổng thu phí phương tiện ra vào cửa khẩu trong năm 2014 đạt hơn 143,690 tỷ VNĐ, tăng 103 % so với kế hoạch giao đầu năm và đạt 84,7% so với kế hoạch tăng thu. Trong đó cửa khẩu Tà Lùng đạt hơn 60,418 tỷ đồng giảm 62,9% so với cùng kỳ năm 2013; Cửa khẩu Trà Lĩnh đạt hơn 35,835 tỷ đồng tăng 11% so với cùng kỳ năm 2013; Cửa khẩu Sóc Giang thu đạt hơn 7,5 tỷ đồng tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2013; Cửa khẩu Lý Vạn đạt 5,219 tỷ đồng, tăng 239,2% so với cùng kỳ năm 2013; Cửa khẩu Pò Peo đạt 9 tỷ VNĐ; Lối mở Nà Lạn, Đức Long thu được 25,634 tỷ đồng, tăng 2.994% so với cùng kỳ năm 2013.
Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại, dịch vụ ở các cửa khẩu đã từng bước được đầu tư xây dựng. Nhìn chung trong năm 2014 hoạt động thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa tại Khu kinh tế cửa khẩu có nhiều biến động so với cùng kỳ năm trước. Trên địa bàn Khu kinh tế cửa khẩu có 09 cặp chợ biên giới: các chợ biên giới phía Việt Nam, cơ sở hạ tầng chưa được đồng bộ như hạ tầng về giao thông, điện, nước; Hoạt động buôn bán chưa có sự lan tỏa đến các vùng lân cận, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu chủ yếu vẫn là các chợ tạm. Một số chợ đã được đầu tư xây dựng như chợ cửa khẩu Tà Lùng, Đức Long tuy nhiên hoạt động không hiệu quả một phần là do thói quen, thị hiếu của người dân trong khu vực và do cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, hoạt động buôn bán nhỏ lẻ nên chưa thu hút được các thương nhân kinh doanh, buôn bán lâu dài trong chợ.
Hoạt động kho, bãi dần đi vào nề nếp, tính đến hết năm 2014 trong địa bàn Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng có 22 dự án đầu tư kho, bãi phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong đó có 13 kho, bãi đã được UBND tỉnh công nhận tạm thời kho bãi phục vụ hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất; 01 kho, bãi được công nhận chính thức cho phép kinh doanh phục vụ hoạt động tạm nhập tái xuất.
Từ những thực tế hoạt động thương mại trong khu kinh tế cửa khẩu đã thúc đẩy phát triển các hoạt động dịch vụ, phục vụ. Để đáp ứng được phần nào nhu cầu hoạt động kinh doanh, thương mại, xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu. Ban quản lý khu kinh tế đã chú trọng công tác quản lý và khai thác dịch vụ. Thực hiện tốt công tác vệ sinh, môi trường, việc quản lý thu phí dịch vụ tại các cửa khẩu, lối mở, triển khai lắp đặt mới và duy trì tốt công tác quản lý, vận hành, cung cấp nước sinh hoạt cho các tổ chức và cá nhân tại Cửa khẩu Tà Lùng, cửa khẩu Đức Long. Cụ thể trong năm 2014 đã khảo sát và ký hợp đồng lắp đặt nhu cầu cung cấp nước sinh hoạt tại cửa khẩu Tà Lùng, Lối mở Nà Lạn Đức Long được 42 đơn vị và hộ gia đình; Thay thế và sửa chữa được 72 hộ; tổng số giờ vận hành tại 02 nhà máy nước là 3613 giờ. Tổng số thu dịch vụ trong năm 2014 đạt 2,876 tỷ đồng đạt 95,8% kế hoạch, tăng 17,3% so với năm 2013.
Công tác đầu tư xây dựng cơ bản và công tác quản lý quy hoạch luôn được thực hiện thường xuyên, các dự án triển khai đầu tư xây dựng trên địa bàn Khu kinh tế, khu công nghiệp được quản lý theo đúng quy hoạch. Trong năm 2014, Ban đã cấp mới 06 Giấy chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu, điều chỉnh 04 Giấy chứng nhận đầu tư, tham mưu cho cấp có thẩm quyền thu hồi 05 dự án, nâng tổng số dự án đã và đang đầu tư vào Khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh là 49 dự án, trong đó 08 dự án đầu tư nước ngoài có vốn đăng ký là 30,8 triệu USD; 41 dự án đầu tư trong nước có vốn là 3.123 tỷ đồng. Trong đó đã có 16 dự án đầu tư đi vào hoạt động, bước đầu có hiệu quả, tạo việc làm cho hơn 200 lao động tại địa phương, 12 lao động nước ngoài. Hội nghị cũng đã nghe những ý kiến đóng góp của đại diện lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành, các đơn vị trực thuộc đối với bản Báo cáo dự thảo, đồng thời nêu ra những khó khăn, vướng mắc, chỉ ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp để tiếp tục thực hiện hiệu quả nhiệm vụ công tác năm 2015. Đặc biệt Hội nghị cũng được nghe những ý kiến đóng góp quý báu, sự chỉ đạo sâu sát của đồng chỉ Đàm Văn Eng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://banqlkkt.caobang.gov.vn là vi phạm bản quyền