Tiêu đề: NÓI KHÔNG VỚI RÁC THẢI NHỰA - TRACSH NHIỆM KHÔNG CỦA RIÊNG AI
Giờ đây, rác thải nhựa đã hiện diện khắp nơi trong đời sống xã hội, từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi đến đồng bằng. Sau khi đem lại tiện ích trong ít phút, những chiếc túi nilon, cốc nhựa, ống hút... sẽ bị vứt bỏ ra môi trường và phải mất từ 450 đến 1.000 năm mới có thể phân hủy. Điều đáng buồn là chỉ một phần nhỏ trong số này được thu gom, tái chế, còn lại được chôn lấp cùng với rác thải hoặc vứt bỏ khắp nơi. Vì vậy, nếu không có những biện pháp cấp bách kịp thời, sự tồn tại của chúng trong tự nhiên sẽ tác động nghiêm trọng tới môi trường cũng như sức khỏe con người.
Thực trạng đáng báo động
Việc dùng túi nilon, hộp nhựa... là một trong những phát kiến làm thay đổi hàng loạt những thói quen của con người bởi sự tiện dụng của nó. Chai nước, nắp chai, giấy gói thực phẩm, túi nilon, nắp uống, ống hút, những sản phẩm nhựa sử dụng một lần có ở khắp mọi nơi. Đối với nhiều người trong chúng ta, các sản phẩm từ nhựa không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.
Việc dùng túi nilon phổ biến tại các chợ, cửa hàng tiện lợi, siêu thị
Trên toàn thế giới:
Mỗi năm chúng ta thải ra môi trường 300 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó 8 triệu tấn đổ thẳng ra đại dương. Rác thải nhựa - dù ở sông, đại dương hay trên đất liền - có thể tồn tại trong môi trường 450 -1000 năm để phân hủy. Một báo cáo mới đây tại Hội nghị Davos, Thụy Sĩ nếu xu hướng hiện tại tiếp tục, ước tính lượng rác thải nhựa thải xuống biển đến năm 2050 sẽ nhiều hơn lượng cá (tính theo trọng lượng), đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái và môi trường đại dương.
Tại Việt Nam:
Tính trung bình mỗi năm, người Việt Nam thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, trong đó có khoảng hơn 30 tỷ túi nilon. Trung bình mỗi hộ gia đình tại Việt Nam sử dụng khoảng 1 kg túi nilon mỗi tháng. Hơn 80% số chúng đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần và đích đến cuối cùng phổ biến của chúng, không phải các cơ sở tái chế hay xử lý, mà là biển và đại dương, “góp phần” đáng kể vào hơn 8 triệu tấn nhựa mà dân cư toàn thế giới đổ ra đại dương mỗi năm!
Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa, túi nilon hiện nay rất nghiêm trọng, lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam hiện vẫn ở mức rất cao, chiếm khoảng 8-12% trong chất thải rắn sinh hoạt. Thế giới đã đánh giá tỉ lệ chất thải nhựa phát sinh đối với nước có thu nhập trung bình như Việt Nam chiếm 12% lượng chất thải rắn phát sinh. Nếu trung bình 10% số lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn, lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ ở Việt Nam sẽ xấp xỉ 2,5 triệu tấn/năm và tăng dần theo từng năm. Chỉ 6% chất thải nhựa từng được sản xuất đã được tái chế. Khoảng 8% đã bị thiêu hủy, trong khi phần còn lại - 55% - đã tích lũy trong các bãi chôn lấp, bãi rác hoặc môi trường tự nhiên.
Theo các kết quả nghiên cứu, Hiện Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về xả rác thải nhựa ra biển với mỗi năm không dưới 700.000 tấn (tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thế giới).
Lợi bất cập hại
Rác thải nhựa, trong đó có túi nilon tấn công môi trường sống, không còn là mối đe dọa, mà đã thực sự gây ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe con người cùng các loài sinh vật khác. Tác hại nguy hiểm nhất của rác nhựa chính là tính chất rất khó phân hủy. Ngay cả khi được thu gom và chôn lấp lẫn vào đất, chúng vẫn tồn tại hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, làm thay đổi tính chất vật lý của đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước và dinh dưỡng, ngăn cản oxy đi qua đất làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng, cản trở sự sinh trưởng và phát triển của các loài động thực vật…
Hàng triệu tấn chất thải nhựa sẽ tiếp tục tồn tại hàng thế kỷ dưới đại dương, gây tổn thương hệ san hô, làm biến đổi môi trường sống và trở thành một phần thức ăn đầu độc các loài sinh vật biển. Hiện nay, những “đại dương ngập rác” đã giết chết 1,5 triệu động vật mỗi năm và loài người vẫn chưa có giải pháp nào xử lý được. Chúng cũng làm tắc nghẽn hệ thống hạ tầng phục vụ dân sinh, gây độc hại cho môi trường. Khi bị đốt, chúng tạo ra khí thải có chứa dioxin và furan - những chất tồn tại lâu dài và kịch độc đối với sự sống.
Mục tiêu đến năm 2030 giảm thiểu 75% rác thải nhựa trên biển và đại dương; 100% các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; 100% các khu bảo tồn biển không còn rác thải nhựa.
Nói không với rác thải nhựa
Hãy luôn mang chai nước của bản thân.
Tái sử dụng là biện pháp đang được rất nhiều cơ quan môi trường khuyến khích và khuyên người dân nên làm. Việc này sẽ hạn chế phần nào rác thải nhựa bị thải ra môi trường. Thay vì dùng một lần và vứt đi, người dân có thể sử dụng sản phẩm đó cho những mục đích khác, vừa tiết kiệm vừa thúc đẩy sáng tạo. Ví dụ, chai nhựa sau khi sử dụng xong có thể tái sử dụng để đựng nước, bột giặt, nước rửa bát, hoặc làm đồ trang trí như ống cắm bút, chậu hoa… Việc tái chế này hoàn toàn đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà.
Luôn mang theo túi vải để đựng đồ thay vì sử dụng túi nylon sẵn có tại các cửa hàng sẽ góp phần bảo vệ môi trường
Từ chối các sản phẩm không thực sự cần thiết trong cuộc sống đặc biệt là các sản phẩm có nhựa dùng một lần như trà sữa, ống hút, hộp xốp đựng đồ ăn, túi nilon… Mỗi người đều có thể góp phần bảo vệ môi trường qua những hành động rất nhỏ hằng ngày như không lấy ống hút khi đi uống nước ngoài hàng, không lấy túi nilon khi đi mua sắm. Bản thân mỗi người hãy luôn để sẵn những chiếc túi vải trong cốp xe để sử dụng mỗi khi đi mua đồ và không phải lấy thêm túi của cửa hàng.
Phân loại rác thải: Trong hoạt động sinh thoạt thông thường của gia đình hay văn phòng làm việc, chủ yếu phát sinh rác thải thông thường, tuy nhiên vẫn có một vài loại rác thải nguy hại cần được phân loại và xử lý riêng nếu không sẽ rất độc hại cho môi trường.